Trẻ Em Bị Lệch Khớp Cắn – Phòng Tránh & Điều Trị
Lệch khớp cắn là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến. Không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, lệch khớp cắn còn gây ảnh hưởng tới chức năng nhai và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khác của người bệnh. Đặc biệt, trẻ em bị lệch khớp cắn là vấn đề cần được quan tâm nhất. Phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp các con sớm khôi phục thẩm mỹ, tránh ảnh hưởng sức khoẻ sau này và tự tin tiến bước trong tương lai.
Các Dạng Lệch Khớp Cắn Phổ Biến
Không chỉ ở trẻ em mà đây còn là các dạng lệch khớp cắn phổ biến ở người lớn. 4 dạng lệch khớp cắn bạn đã biết chưa?
- Khớp cắn ngược: là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối và tác động xấu tới cử động của hàm.
- Khớp cắn sâu: là tình trạng sai lệch khớp cắn, thể hiện sự bất cân đối của hai hàm trên – dưới do sai lệch khớp cắn tạo nên sự tương quan không hài hòa, khiến cho hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên.
- Khớp cắn hở: là một trong những sai lệch ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng của cả hàm răng. Do răng cửa bị hở có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi khép răng ở trạng thái nghỉ bình thường. Răng của ở hàm trên, dưới không thể chạm được nhau.
- Khớp cắn hô, vẩu: là trường hợp răng mọc chìa ra bên ngoài so với tổng thể hàm răng, thường xảy ra nhất tại hàm trên. Răng vẩu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do răng mọc lệch, do khung xương và hàm bị chìa ra ngoài hay do cả răng và xương hàm.
Thói Quen Không Tốt Ảnh Hưởng Khớp Cắn Của Trẻ Sơ Sinh
Ở những năm tháng đầu đời, các thói quen tưởng chừng không gây hại nhưng nếu diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng khớp cắn của các con, ba mẹ cần lưu ý.
- Mút tay & ngậm ti giả (thường xuyên): tuy không gây sâu răng nhưng mút tay hay ngậm ti giả thường xuyên có thể khiến răng con bị hô, cấu trúc hàm, xương và răng bị lệch lạc.
- Đẩy lưỡi: việc này nếu diễn ra trong thời gian dài làm răng chìa ra phía trước và thưa nhau, gây hô răng trên và cắn hở.
- Thở bằng miệng: sẽ làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng, lệch lạc răng và hô hàm.
Phòng Tránh Lệch Khớp Cắn Cho Con, Phụ Huynh Cần Chú Ý Điều Gì?
Phòng hơn chữa bệnh, ba mẹ có thể giúp các con tránh lệch khớp cắn nhờ một số biện pháp sau:
- Cần để ý các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày của con như mút tay, đẩy lưỡi, trượt hàm, nghiến răng để loại bỏ ngay.
- Cần chú ý theo dõi lịch thay răng và mọc răng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu răng mọc lệch bất thường.
- Khi phát hiện các dấu hiệu khớp cắn bất thường, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
- Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng (đúng và tốt) tại nhà cùng con rất quan trọng. Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần giúp bảo vệ sức khoẻ răng miệng tốt nhất.
Điều Trị Khớp Cắn Ngược Ở Trẻ Em Tại Nha Trang
Ba mẹ đừng quá lo lắng, nếu con không may bị khớp cắn ngược thì hiện nay có rất nhiều cách để điều trị. Điển hình, niềng răng và hàm facemask là 2 phương pháp điều trị khớp cắn ngược phổ biến tại Nha khoa OPAL.
- Niềng răng: kĩ thuật này thường được sử dụng để điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em, đây là giải pháp giúp chỉnh hai hàm răng cân đối hơn với nhiều ưu điểm và là một trong những phương pháp được nha sĩ khuyên dùng vì sự hiệu quả và an toàn.
- Hàm Facemask: facemask là khí cụ giúp nắn chỉnh xương hàm. Đeo hàm Facemask ngoài mặt và đeo hàm chức năng tháo lắp trong miệng được chỉ định đối với các trường hợp khớp cắn ngược do xương hàm trên kém phát triển mức độ nhẹ, có tác dụng kích thích xương hàm trên phát triển. Tốt nhất nên sử dụng khí cụ này trước độ tuổi dậy thì của trẻ, thường trước 12-13 tuổi. Bệnh nhân sử dụng phương pháp này cần tuyệt đối tuân thủ thời gian đeo khí cụ, thường được chỉ định ở các đối tượng: kém phát triển xương hàm trên theo chiều trước sau, sai khớp cắn hạng III do bị thiểu sản xương hàm trên, kém phát triển hàm trên do dị tật khe hở môi – vòm miệng.
Tìm hiểu Nha Khoa OPAL tại Fanpage hoặc liên hệ chúng tôi tại hotline: 0258.3871711 – 0794.535.886. Nếu có bất kỳ thắc mắc về sức khoẻ răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ hoặc đến trực tiếp Nha Khoa OPAL – 300 Lê Hồng Phong, Nha Trang để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Trân trọng!