Trám Răng
Phương pháp trám răng là một trong những bước để giúp khắc phục tình trạng sâu răng, thưa răng, mẻ răng… Mặc dù phương pháp trám răng khá đơn giản nhưng để đảm bảo tính thẩm mỹ và có độ bền chắc lâu dài thì đòi hỏi các thao tác trám răng phải được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
Trám Răng Là Gì?
Trám răng (hay còn được gọi là hàn răng) là một kỹ thuật nha khoa phổ biến sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu do sâu răng hoặc do sứt, mẻ răng. Phương pháp này vừa mang lại tính thẩm mỹ cho hàm răng, vừa cải thiện được chức năng nhai tốt hơn.
Các Vật Liệu Dùng Để Trám Răng
- Amalgam: còn được gọi là trám bạc là kỹ thuật nha khoa lâu đời và có chi phí thấp. Thành phần của Amalgam bao gồm bạc, thiết, thủy ngân, kẽm và đồng. Về ưu điểm, vật liệu này rất bền, có thể chịu được lực nhai tốt và giá thành cũng rẻ. Tuy nhiên vì có màu sắc ánh bạc nên chỗ trám sẽ dễ nhận thấy, mất tự nhiên.
- Composite: tính thẩm mỹ cao và cũng được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm của loại này là có màu ngà gần với răng tự nhiên nên có thể trám ở những vị trí dễ nhìn thấy. Tuy nhiên, trám răng bằng composite thường sẽ không bền bằng Amalgam, duy trì trung bình được 5 năm, thấp hơn 5 – 10 năm so với Amalgam.
- Sứ: đây cũng là 1 kỹ thuật phổ biến, phù hợp với những trường hợp bị sứt mẻ lớn và đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hơn. Ưu điểm chính là vật liệu sứ có màu gần giống răng tự nhiên, chống bám bẩn và hạn chế bị ăn mòn tốt hơn composite. Tuổi thọ của phương pháp này khá cao, có thể duy trì đến 10 năm. Nhược điểm duy nhất là giá thành cao hơn Amalgam và Composite.
- Vàng: trám bằng vàng hoặc một số kim loại khác như bạc đồng sẽ tăng thêm độ cứng chắc cho miếng trám. Vàng chịu được lực nhai lớn và có độ bền tốt nhất. Vàng cũng sang trọng và sẽ bị mài mòn chậm hơn so với những loại vật liệu khác. Nhược điểm khi lựa chọn vật liệu này là vàng đắt hơn và phải tới nha sĩ hai lần để thực hiện phương pháp trám này.
Top 4 Trường Hợp Trám Răng Phổ Biến
Trám Răng Bị Sâu
Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện các lỗ hổng mà nguyên nhân là do hoạt động của vi khuẩn tích tụ khi bạn ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường và không chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nếu không được điều trị thì lỗ hổng do sâu răng gây ra sẽ lớn dần và dẫn đến tình trạng đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và có nguy cơ cao bị mất răng.
Bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu của sâu răng bao gồm:
- Răng đau bất chợt
- Răng hay nhạy cảm
- Xuất hiện lỗ hổng trên răng
- Bề mặt răng bị đổi màu đen, nâu hoặc trắng
- Đau răng sau khi ăn và uống đồ nóng, lạnh, ngọt…
Khi xuất hiện các triệu chứng sâu răng, chiếc răng bị sâu cần được trám để làm đầy lỗ hổng trên thân răng. Việc này nhằm loại bỏ các triệu chứng khó chịu và giúp phục hồi thẩm mỹ cho răng bị sâu và cả hàm răng.
Trám Răng Thưa
Nếu răng bị thưa, đặc biệt là răng cửa bị thưa gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng thì bạn có thể nhờ đến phương pháp trám răng thẩm mỹ nhằm tạo hình cho răng. Tuy nhiên, phương pháp trám răng thưa thường chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp răng thưa với khoảng hở nhỏ dưới 2mm.
Còn trường hợp khoảng hở lớn hơn và răng cửa sẽ trông khá to, mất cân đối sau khi trám nên nha sĩ có thể sẽ khuyên bạn chuyển sang các kỹ thuật khác như: niềng răng hoặc bọc răng sứ.
Trám Răng Bị Mẻ
Răng của bạn bị nứt, mẻ do tai nạn, chấn thương hoặc do cắn phải thức ăn hay vật dụng gì quá mạnh, hoặc có tác động cơ học mạnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.
Nếu vết nứt được phát hiện sớm thì nha sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật trám răng tương tự như khi răng bị sâu. Trước hết, bạn sẽ được vệ sinh răng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, rồi sau đó trám vật liệu vào chỗ răng bị mẻ.
Trám Răng Thay Chỗ Trám Cũ
Trám răng không phải là một phương pháp có tác dụng vĩnh viễn. Theo thời gian, chỗ trám cũng sẽ dần bị bào mòn do hoạt động nhai và từ từ chỗ trám sẽ bị bong tróc, thậm chí là rơi ra hoàn toàn. Do đó, các nha sĩ sẽ yêu cầu bạn cần phải thực hiện lại các bước trám răng sâu, răng thưa, mẻ.
Trám răng tuy không quá xa lạ nhưng nắm rõ kiến thức cũng như khi nào cần đi trám răng sâu, răng thưa sẽ giúp bạn sớm cải thiện thẩm mỹ, sở hữu một nụ cười tự tin và chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn.
Địa Chỉ Trám Răng An Toàn Tại Nha Trang
Nha Khoa OPAL sẽ giúp bạn “khôi phục” nụ cười, lấy lại sự tự tin bằng phương hàn trám răng nhanh chóng và an toàn.
Tìm hiểu Nha Khoa OPAL tại Fanpage hoặc liên hệ chúng tôi tại hotline: 0258.3871711 – 0794.535.886. Nếu có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ Trám Răng hoặc các vấn đề răng miệng khác, đừng ngần ngại liên hệ hoặc đến trực tiếp phòng khám Nha Khoa OPAL – 300 Lê Hồng Phong, Nha Trang để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Trân trọng!