Hoạt chất SDF – Điều Trị & Ngăn Ngừa Sâu Răng Ở Trẻ Em

Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn tạo thành một mảng bám gây mòn răng và mô nướu, hình thành nên các lỗ hỏng trên bề mặt răng. Nếu mảng bám phá vỡ lớp men răng, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây hại cho các dây thần kinh và máu ở tủy răng.

Hoạt Chất SDF Là Gì?

Theo thống kê của viện Răng Hàm Mặt Trung ương, số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, với gần 80% trẻ từ 4 đến 8 tuổi xuất hiện tình trạng này. Răng sâu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của trẻ và nếu răng sữa bị sâu thì sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Silver diamine fluoride (SDF) Ag (NH3)2 F là chất được dùng trong nha khoa để dự phòng và ngăn chặn sự phát triển của sâu răng. SDF 38% (44800ppmF) là dung dịch không màu, với 25% thành phần bạc có chức năng kháng khuẩn, 8% diamine có vai trò như một dung môi và 5% fluoride có vai trò tái khoáng.

Khác với các phương pháp dự phòng sâu răng khác, SDF làm cho các bề mặt răng sâu trở nên cứng chắc, ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng nhờ thành phần bạc diệt khuẩn và Florua làm tăng khoáng hóa tổn thương bị sâu.

SDF có 3 chức năng chính là:

  • Ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng.
  • Ngừa sâu răng.
  • Giảm nhạy cảm ngà.

SDF được chỉ định khi trẻ có sâu răng và nguy cơ sâu răng cao, đặc biệt với trường hợp không hợp tác trám răng.

Quy Trình Bôi Hoạt Chất SDF

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt răng bằng chổi cước.
  • Bước 2: Cách ly bề mặt răng sâu cần bôi bằng bông gòn.
  • Bước 3: Làm khô bề mặt răng bằng bông gòn hoặc ống xịt hơi.
  • Bước 4: Dùng que tăm bông nhúng vào trong SDF rồi bôi trực tiếp lên bề mặt răng sâu.
  • Bước 5: Giữ cho miệng của trẻ mở trong vòng 3 phút trên ghế nha khoa, có thể cho trẻ súc miệng ngay sau đó nếu muốn.

Tác Dụng Ngăn Chặn Sự Tiến Triển Sâu Răng Của SDF

  • Sau khi bôi, có một số tổn thương sâu răng sẽ đổi màu (nâu hoặc đen) liền ngay sau đó. Thông thường những vị trí sâu răng sẽ đổi màu sau 2 – 3 ngày. Nếu những vị trí sâu có màu nâu hoặc đen, kiểm tra phát hiện đáy và thành lỗ sâu cứng chắc thì chứng tỏ tổn thương sâu răng đó đang ngừng tiến triển.
  • Thường SDF chỉ bôi 1 lần là đủ hiệu quả cho các sâu răng ở bề mặt nhẵn hay các lỗ sâu kích thước nhỏ, nông (thường là sâu hố rãnh) ở mặt nhai.
  • Đối với các lỗ sâu ở mặt bên nhai hay mặt nhai có kích thước lớn, trám răng sẽ là hướng ưu tiên đầu tiên. Tuy nhiên nếu trẻ không hợp tác để trám răng, có thể bôi SDF để tạm thời làm ngừng sự tiến triển của sâu, đợi lúc trẻ lớn hơn và hợp tác hơn thì có thể trám. Trong trường hợp này, tùy nguy cơ sâu răng của trẻ mà có thể tiến hành bôi SDF sau 3 tháng hay 6 tháng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu những lỗ sâu đã vào tủy thì không thể bôi SDF. Vì lý do thẩm mỹ nên hạn chế dùng SDF cho các răng vĩnh viễn phía trước.

SDF có tác dụng mạnh trong ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng, điều đó không có nghĩa sau khi bôi xong sẽ đảm bảo sâu răng không còn hoạt động vĩnh viễn nữa. Do đó, vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ là điều rất quan trọng để đảm bảo SDF có hiệu quả lâu dài.

Tìm hiểu Nha Khoa OPAL tại Fanpage hoặc liên hệ chúng tôi tại hotline: 0258.3871711 – 0794.535.886. Nếu có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ Bôi SDF Ngăn Ngừa Sâu Răng Ở Trẻ Em hoặc các vấn đề răng miệng khác, đừng ngần ngại liên hệ hoặc đến trực tiếp Nha Khoa OPAL – 300 Lê Hồng Phong, Nha Trang để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Trân trọng!

zalo messenger whatapps