Nguyên Nhân Gây Tụt Nướu Răng
Răng tụt nướu là một bệnh lý nha khoa phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Cùng Nha khoa OPAL tìm hiểu kĩ hơn về bệnh lý này thông qua bài viết bên dưới.
Tụt Nướu Răng Là Gì?
Tụt nướu (hay còn gọi là tụt lợi, tụt chân răng) là một loại bệnh nha chu thường gặp, khi nướu bảo vệ chân răng di chuyển sâu xuống dưới phía cuống răng, khiến phần thân và chân răng bị hở ra ngoài. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một, nhiều răng hoặc cả hàm, gây khó chịu cho người bệnh, cản trở hoạt động nhai, cắn và giao tiếp.
Tụt lợi còn gây ra tình trạng mất xi măng chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ và phát triển ở khu vực xung quanh chân răng, gây ê buốt răng và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Nguyên Nhân Gây Tụt Nướu Răng
Bệnh Lý Răng Miệng
Các bệnh lý như viêm nướu, viêm quanh răng, viêm nha chu…nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tụt lợi, sưng nhức lợi kèm theo chảy máu chân răng. Những bệnh lý này bắt nguồn từ các mảng bám xung quanh răng lâu ngày hình thành vôi răng, gây kích ứng và viêm nhiễm vùng nướu.
- Viêm nha chu: Mô lợi nướu và các tổ chức nâng đỡ răng bị phá hủy, dẫn đến tụt nướu ở chân răng.
- Viêm quanh răng và sâu răng: Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tụt nướu.
- Cao răng: Cao răng tích tụ theo thời gian bám chắc vào chân răng và các kẽ răng, nếu không được loại bỏ kịp thời, theo thời gian nó sẽ tích tụ gây tụt nướu và chảy máu chân răng.
Cấu Trúc Răng
- Lớp xương ổ răng quá mỏng, dễ bị sang chấn.
- Sang chấn khớp cắn.
- Răng bị lệch ra ngoài cung hàm.
- Không trồng lại răng mới khi mất răng làm tiêu xương răng, gây tụt nướu.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác phải kể đến là: kĩ thuật chải răng sai gây mòn nướu, dần dần theo thời gian khiến nướu mỏng và thấp dần. Hay các thói quen không lành mạnh cũng ảnh hưởng đến nướu, bao gồm: hút thuốc lá, ăn thực phẩm quá cay nóng, nghiến răng khi ngủ.
Cách Khắc Phục Tụt Nướu Răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều dọc răng thay vì chải ngang, hạn chế tác động đến lợi.
- Hạn chế dùng các thức ăn ngọt, rượu, bia,…
- Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc là tốt nhất
- Lấy cao răng và khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
- Trồng răng giả ngay sau khi mất răng để ngăn ngừa tình trạng tụt nướu răng do tiêu xương hàm. Nên cấy ghép Implant thay cho hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ.
Địa Chỉ Khám Răng Nha Trang An Toàn
Khám răng Nha Trang an toàn tại Nha khoa OPAL là một trong những lựa chọn tốt. Với hàng trăm đánh giá tốt tại Google và hàng ngàn đánh giá thực tế tại tất cả nền tảng, chính là sự minh chứng tốt nhất cho chất lượng dịch vụ của Nha khoa OPAL.
Tìm hiểu Nha Khoa OPAL tại Fanpage hoặc liên hệ chúng tôi tại hotline: 0258.3871711 – 0794.535.886. Nếu có bất kỳ thắc mắc về sức khoẻ răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ hoặc đến trực tiếp Nha Khoa OPAL – 300 Lê Hồng Phong, Nha Trang để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Trân trọng!